Lĩnh vực điện tử là ngành công nghiệp sản xuất đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế và có tác động lan tỏa đến các ngành công nghiệp khác. Ở Việt Nam, ngành công nghiệp này chiếm khoảng 17.8% tỷ trọng trong toàn ngành công nghiệp. Sản phẩm chủ yếu của ngành này là sản phẩm điện tử, máy vi tính và thiết bị ngoại vi, thiết bị quang học và các linh kiện khác.
Dây chuyền tự động trong lĩnh vực điện tử là dây chuyền sản xuất tự động được tích hợp nhiều máy móc tự động thành line hoặc hệ thống sản xuất sản phẩm tự động.
Để Việt Nam có thể tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng toàn cầu thì các doanh nghiệp cần phải nâng cao tính cạnh tranh, năng suất và chất lượng. Dây chuyền sản xuất cần phải thay đổi theo hướng tự động hóa, phù hợp với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Các doanh nghiệp cần phải tăng cường năng lực sản xuất và kết hợp lại với nhau để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh theo chuỗi khép kín. Chúng ta không chỉ sản xuất và xuất khẩu linh kiện điện tử mà cần phải tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh tới tay người tiêu dùng. Có như vậy, giá trị của sản phẩm mới được định giá cao.
Tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện – điện tử cần phải tự động hóa dù ở quy mô nhỏ, quy mô vừa hay với quy mô lớn. Nếu không tự động hóa, các doanh nghiệp sẽ không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác để phát triển.
Với quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa, khi triển khai tự động hóa có thể chia ra nhiều giai đoạn theo quy mô tăng dần. Khi thực hiện như vậy, các doanh nghiệp có thể giảm được chi phí đầu tư ban đầu và đào tạo đội ngũ nhân sự dần thích ứng với công nghệ.
Trong bối cảnh dịch covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và có thể kéo dài trong vài năm tới. Ngành điện tử sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ do nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng này nhằm phục vụ thông tin liên lạc cũng như làm việc trực tuyến.
Trong quy hoạch công nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2016 – 2020 tầm nhìn 2030, tăng trưởng của ngành điện tử trong giai đoạn năm 2016 – 2020 đạt 17 – 18%/năm; giai đoạn đến năm 2030 đạt 19 – 21%/năm. Mục tiêu là xây dựng ngành điện tử trở thành ngành công nghiệp chủ lực và tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác phát triển.
Chính vì vậy, để đón đầu cơ hội này, các doanh nghiệp cần tự động hóa dây chuyền sản xuất ngay bây giờ để đón đầu xu thế.
AFM tự hào là đơn vị cung cấp giải pháp tự động hóa, dây chuyền tự động hóa và chế tạo máy theo yêu cầu của khách hàng. Chúng tôi không chỉ cung cấp sản phẩm mà chúng tôi còn cung cấp giải pháp tổng thể cho khách hàng. Giúp khách hàng tối ưu chi phí, tăng năng suất, chất lượng của sản phẩm là trách nhiệm và nghĩa vụ của chúng tôi.
Hiện nay tại Việt Nam, hầu hết các nhà máy đều đã sử dụng máy tự động trong sản xuất. Tuy nhiên những máy này thường ở quy mô nhỏ và ở dạng bán tự động. Các doanh nghiệp FDI như Samsung, LG, hiện đang dẫn đầu về tự động hóa trong sản xuất. Chính vì vậy, sản phẩm của họ luôn đáp ứng chất lượng tối với chi phí hợp lý khi tới tay người tiêu dùng.
Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng mà AFM sẽ đưa ra các phương án, giải pháp tối ưu nhất. Chúng tôi cam kết khi đầu tư tự động, khách hàng sẽ thu hồi vốn trong thời gian ngắn nhất có thể (tối đa 3-5 năm với hệ thống lớn).
AFM có thể cung cấp các máy tự động hoặc giải pháp tự động cho Quý khách hàng:
Máy tự động cho lĩnh vực ô tô, xe máy là máy tự động được chế tạo theo yêu cầu của khách hàng nhằm cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm. Máy tự động trong lĩnh vực Ô tô, Xe máy là gì? Trong lĩnh vực sản xuất ô…
Hệ thống tự động hóa trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng luôn đòi hỏi yêu cầu khắt khe nhất về máy móc và dây chuyền sản xuất. Các doanh nghiệp cung cấp hệ thống tự động trong lĩnh vực này cần phải có kinh nghiệm và…
Chế tạo máy cho lĩnh vực công nghiệp phụ trợ luôn đòi hỏi các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm và uy tín như Công ty tự động hóa AFM Việt Nam. Hiện nay, tự động hóa trong ngành công nghiệp phụ trợ đang trở nên cần thiết hơn bao…